Theo định nghĩa của Wikipedia: Nước cứng là loại nước tự nhiên chứa trên 3miligam cation Canxi (Ca2+ ) và Magie (Mg2+ ) trong 1 lít nước. Nước chứa nhiều Mg2+ có vị đắng. Tổng hàm lượng ion Ca2+ và Mg2+ đặc trưng cho tính chất cứng của nước. Ngày nay, người ta còn tính cả ion Fe2+ và Na+ vào độ cứng. Độ cứng của nước thiên nhiên dao động rất nhiều và đặc trưng lớn ở nước ngầm.
Độ cứng của nước: Độ cứng của nước được quyết định bởi hàm lượng chất khoáng hòa tan trong nước, chủ yếu là do các muối có chứa ion Ca++ và Mg++. Độ cứng của nước được chia làm 2 loại:
+ Độ cứng tạm thời hay độ cứng carbonat: Tạo bởi các muối Ca và Mg carbonat và bicarbonat, trong đó chủ yếu là bicarbonat vì muối carbobat Ca và Mg hầu như không tan trong nước. Gọi là độ cứng tạm thời vì chúng ta có thể giảm được nó bằng nhiều phương pháp đơn giản. Trong tự nhiên, độ cứng tạm thời của nước cũng thay đổi thường xuyên dưới tác dụng của nhiều yếu tố, ví dụ như nhiệt độ …
+ Độ cứng vĩnh viễn: Tạo bởi các muối khác của Ca và Mg như sulphat, clorua… chỉ có thể thay đổi bằng các phương pháp phức tạp và đắt tiền.
Thông thường người ta chỉ quan tâm đến độ cứng tạm thời của nước vì nó có ảnh hưởng nhiều hơn là độ cứng vĩnh viễn. Có nhiều đơn vị đo độ cứng khác nhau, nhưng chủ yếu người ta dùng 3 đơn vị đo: độ dH, mg đương lượng/lít và ppm. Để đơn giản, khi đo độ cứng người ta thường quy về 1 loại muối là CaCO3. Nước có độ cứng tạm thời lớn hơn 100 ppm được coi là nước cứng, dưới mức đó được coi là nước mềm.
Nước cứng có tác hại như nào cho sức khỏe?
+ Trong sinh hoạt: Nếu dùng nước cứng để nấu nướng thức ăn thì thịt khó chín; khi pha chè sẽ làm mất vị của nước chè. Nếu giặt bằng nước cứng sẽ gây tốn xà phòng hơn do Ca++ làm kết tủa gốc axit trong xà phòng và làm xà phòng không lên bọt.
+ Trong công nghiệp: Nước cứng gây cho các thiết bị công nghiệp như nồi hơi, thiết bị vệ sinh, thiết bị lạnh… sẽ làm cho các thiết bị bị bám cặn trên bề mặt đun nấu, làm giảm hệ số lưu thông, lưu lượng trên đường ống, dẫn đến gây áp lực lớn có thể gây nổ nồi hơi trong một thời gian dài.
Nhiều nhà khoa học khuyến cáo rằng, tuyệt đối không được phép sử dụng nước cứng trong nồi hơi vì khi bạn đun sôi, CaCO3 và MgCO3 sẽ nhanh chóng phản ứng và kết tủa bám vào phía dưới đáy nồi hơi (ấm nước, bình đựng…) qua đó, sẽ tạo thành một màng cặn cách nhiệt, làm giảm hệ số cấp nhiệt, gây nổ.
Độ cứng vĩnh viễn của nước ít ảnh hưởng đến sinh vật trừ phi nó quá cao, ngược lại, độ cứng tạm thời lại có ảnh hưởng rất lớn. Nguyên nhân là vì thành phần chính tạo ra độ cứng tạm thời là các muối bicarbonat Ca và Mg: Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2, chúng là các muối hòa tan hoàn toàn nhưng không ổn định, không bền. Chúng dễ dàng bị phân hủy thành CaCO3, MgCO3 là các muối kết tủa:
Ca(HCO3)2 => CaCO3 + H2O + CO2
Mg(HCO3)2 => MgCO3 + H2O + CO2.
Khi phản ứng phân hủy xảy ra trong cơ thể sinh vật, các muối này kết tủa trong cơ thể sinh vật sẽ gây hại không nhỏ. Ở con người, chúng là nguyên nhân gây ra sỏi thận và một trong các nguyên nhân gây tắc động mạch do đóng cặn vôi ở thành trong của động mạch. Lưu ý là các muối CaCO3 và MgCO3 là các muối kết tủa và chúng không thấm qua niêm mạc hệ tiêu hóa của chúng ta được, chỉ các muối hòa tan mới thấm được thôi. Vì vậy nước cứng chỉ có tác hại do các muối carbonat.
Phương pháp xử lý nước cứng
Có rất nhiều phương pháp làm giảm độ cứng của nước, từ đơn giản đến phức tạp.
+ Làm nóng nước: Đun nóng nuớc sẽ làm giảm đáng kể độ cứng của nước
+ Làm nước lưu động liên tục: Khuấy liên tục hoặc bơm tuần hoàn liên tục cũng có tác dụng, tuy rằng khá chậm và trong nhiều trường hợp, sự phân hủy bicarbonat chậm hơn sự hòa tan bicarbonat mới từ các nguồn khác vào nước
+ Chưng cất nước: Về nguyên tắc, nước cất có thể coi là H2O tinh khiết hoàn toàn.
+ Lọc RO (Thẩm thấu ngược): Công nghệ lọc RO cho phép loại bỏ gần như tất cả các chất hòa tan và không hòa tan ra khỏi nước, nước lọc RO có thể coi là H2O tinh khiết (tuy không bằng nước cất)
+ Trao đổi ion bằng sử dụng hệ thống làm mềm nước: Đây là phương pháp thông minh nhất hiện nay. Làm mềm nước chính là việc loại bỏ các ion Canxi và Magie trong nước. Những ion này gây ra và hình thành cặn bám trên hệ thống nước, thiết bị, đồ đạc ảnh hưởng đến hiệu suất của chúng…
Làm mềm nước bằng trao đổi ion có thể loại bỏ gần như tất cả canxi và magie từ nguồn nước, cũng như loại bỏ một lượng nhỏ sắt và mangan.
Vậy có mấy thiết bị làm mềm nước?
Hiện nay, có 2 loại thiết bị làm mềm nước là bán tự động và tự động.
+ Thiết bị làm mềm nước tự động gồm: Cột áp lực, nhựa trao đổi ion, thùng chứa dung dịch hoàn nguyên, auto valve tự động hoàn nguyên
+ Thiết bị làm mềm bán tự động: Cột áp lực, nhựa trao đổi ion, thùng chứa dung dịch hoàn nguyên, van hút muối.
Tuy nhiên, thiết bị làm mềm bán tự động đang được ưa chuộng nhất Việt Nam, vì đây là thiết bị bền lâu, có tuổi thọ lâu hơn so với thiết bị làm mềm tự động.
Ưu điểm của quá trình làm mềm nước
+ Chống đóng cặn đường ống. Về mặt kỹ thuật thì chính là việc xử lý nước thô đầu vào ban đầu (từ nước ao, hồ, sông, suối, nước giếng khoan…) thành nước đảm bảo tiêu chuẩn cho sinh hoạt, sản xuất, chăn nuôi…
Để hiểu rõ hơn về thiết bị làm mềm nước này, quý khách gọi ngay đến đường dây nóng của Trung tâm Locnuocsinhhoat.com 04 6259 1415 – 0966 596 908 nhận được sự tư vấn thích hợp nhất cho nguồn nước của từng gia đình, cũng như nhận được lịch khảo sát và kiểm tra nguồn nước ngay tại nhà.
Trả lời